Chỉ cần một nhát kéo, chiếc săm xe của Tây Ninh đã trở thành săm thái xịn. CôngThương- Tại đại lý, giá phân phối rơi vào khoảng 28 – 28,5 nghìn đồng, thì giá thay một chiếc săm tại hầu hết các cửa hàng sửa chữa xe máy lên đến 50 – 60 nghìn đồng/chiếc. Thị trường còn xuất hiện nhiều thương hiệu săm đến từ Tây Ninh, nghe lạ hoắc như HonDa, LRC, LDO… với với đủ các mức giá. Theo N.V.H, một đầu mối chuyên nhập các loại săm này cho hay: “Riêng Tây Ninh có 30 – 40 doanh nghiệp sản xuất các loại săm xe máy và mỗi doanh nghiệp sở hữu đến hơn chục mác săm, đặc biệt họ liên tục thay đổi mác để nhằm khuếch tán sản phẩm. Giá thực chất chúng tôi giao các cửa hàng là 20 – 21 nghìn đồng/chiếc, nhưng một chiếc thay cho khách họ lấy gấp 2 – 3 lần giá đó”. Ngoài những loạisăm xemáy trong nước sản xuất, thị trường còn tràn ngập các loại săm đến từ Trung Quốc với mức giá khoảng 14 – 15 nghìn. Đặc biệt loại săm nhái thương hiệu cao su Sao Vàng, tại nhiều đại lý linh kiện xe máy tại khu vực chợ Thịnh Yên, giá bán ra chỉ có 15 - 16 nghìn đồng/chiếc. Tuy nhiên khi các cửa hàng nhập về họ vẫn nhập nhằng chặt chém khách hàng đến 50 nghìn đồng/chiếc. Tại các cửa hàng sửa chữa - bơm vá di động trên các đường quốc lộ thì chất lượng và giá cả săm lại kinh hơn: không nguồn gốc, giá nhập chỉ 8 – 10 nghìn đồng/chiếc và thời gian "sống" không quá 100 km. Tay buôn tên Đ.X.Dũng cho biết: “Chúng tôi ít nhập hàng này, bởi lượng đầu ra ít, chủ yếu cho bọn sửa chữa di động trên các đường quốc lộ. Cái đó thay xong chỉ về đến nhà là hỏng luôn. Giá bọn mình giao cho chúng là 8 nghìn đồng/chiếc. Còn khi thay cho khách thì chém gấp 10 lần đấy chứ vì khách không thay không thể đi được”. So với các cửa hàng di động, làm ăn theo thời vụ trên các vỉa đường quốc lộ, các cửa hàng trong các thành phố có vẻ đảm bảo hơn về chất lượng. Tuy nhiên, cũng tùy từng mặt khách mà chủ sẽ đưa ra các mức giá và chất lượng khác nhau. Tại một cửa hàng quen trên phố Hoàng Mai, giá thay một chiếc của săm Caosumina là 50 nghìn, nhưng vào một hiệu lạ trên phố Kim Liên, giá lại là 55 nghìn đồng. Nhiều khách hàng chuộng đồ ngoại, thích dùng săm ngoại thì ngay lập tức bị bịp. Bởi đa phần các loại săm do Tây Ninh sản xuất, thợ chỉ cần dùng kéo cắt bỏ phần mép là từ lốp Việt biến thành lốp Thái trong vòng chưa đầy 10 giây. Và lúc này giá của nó lại được đẩy lên thêm vài lần nữa. Có chiếc bị đẩy lên đến gấp 5 lần. Chẳng hạn như loại săm LRC của Công ty sản xuất cao su Tân Tiến có trụ sở tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Giá chỉ có 21 nghìn đồng/chiếc, nhưng khi được hô biến, nhiều khách bị hét cao hơn đến 4 lần. Hoặc nếu không phải là người có kinh nghiệm trong nghề, khách thay còn dễ dính phải các loại săm nhái của Trung Quốc. Bởi xét về kiểu dáng, mùi cao su, khách không thể phân biệt đâu là loại xịn của cao su Sao Vàng hay Caosumina so với hàng nhái. Chỉ có thợ thay là biết, bởi thành cao su khá mỏng, bề mặt trông khá dại. Những loại săm có mùi thối, thành cao su cứng, khi cầm bết chắc chắn là những loại săm dỏm được đa số cửa hàng trà trộn đánh lận con đen. Theo lời khuyên của một dân buôn tên Thành tại Hà Nội: “Cách tốt nhất để khách tránh tình trạng mất tiền ôm phải đồ đểu là tìm đến những cửa hàng quen và nên kiểm tra mùi săm, độ dày của săm trước khi thay. Tuy nhiên để có một chiếc săm đảm bảo chất lượng mà giá không mắc quá lại phụ thuộc vào lương tâm của người thợ là chính”. Theo Nguoiduatin.Vn Chỉ cần một nhát kéo, chiếc săm xe của Tây Ninh đã trở thành săm thái xịn. PHẢN HỒI
|
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013
Biến săm xe "dỏm" thành "xịn"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét